Văn bản mới

Liên kết website

Thống kê truy cập

Du lịch

Khám phá những điều chưa biết về cây Tam giác mạch

07/07/2016 00:00 163 lượt xem

TTTĐT - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang (được UNECO công nhận vào tháng 10/2010) nằm ở độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600 m so với mực nước biển. Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích gần 2.356 km2 và trải dài trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng văn, Yên Minh và Quản Bạ.

 

Du khách tham quan cánh đồng Hoa Tam giác mạch tại xã Lũng Táo huyện Đồng Văn

 

 Cao nguyên đá Đồng văn được biết đến không chỉ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo, những cung đường mang tên “Đường Hạnh Phúc” uốn lượn quanh co bên những núi đá, với đỉnh Mã Pì Lèng mà dưới chân là vực sâu hun hút có dòng sông Nho Quế....mà Cao nguyên đá Đồng Văn còn được biết đến bởi vẻ đẹp tinh khôi của một loài hoa - Hoa tam giác mạch. Những bông hoa Tam giác mạch với nhiều mầu sắc tinh khôi đã tô điểm cho Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang thành một bức tranh thiên nhiên huyền ảo. Vào thời điểm từ ngày 12 - 15/11/2015 tỉnh Hà Giang đang triển khai Lễ Hội Hoa tam giác mạch tại các xã của huyện Đồng Văn đã thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch của các vùng trong nước và khách quốc tế tham dự. Nhưng với nhiều người, cây hoa Tam giác mạch vẫn còn nhiều điều bí ẩn.

Tam giác mạch còn được gọi là Mạch ba góc hay Kiều mạch, là loài thân cỏ cao từ 35 - 70 cm, cây phân cành mạnh, lá hình tim, các chùm hoa thường mọc ở nách lá hay trên ngọn. Hoa tam giác mạch khi mới nở có mầu trắng trong sau chuyển dần sang mầu phớt hồng, hồng tím hay hồng đậm.... Hạt của tam giác mạch có mầu xám đen và có 3 góc nhọn. Cây tam giác mạch được đồng bào dân tộc vùng Cao nguyên đá gieo trên các triền núi đá (nơi có đất xen lẫn đá) hay các thung lũng sau khi thu hoạch lúa nương hoặc gieo trên các nương sau khi thu hoạch ngô. Thời gian sinh trưởng của tam giác mạch khoảng trên 3 tháng. Thời điểm gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 9 dương lịch, đến thời điểm tháng 10 - 11 thì cây nở hoa và vào tháng 12 là thời điểm thu hoạch để lấy hạt.

Theo ông Mùa A Dinh, dân tộc Mông, 70 tuổi ở xã Lũng Táo huyện Đồng Văn: Cây tam giác mạch đã có từ lâu đời và trở nên quen thuộc với đồng bào nơi đây; khi còn non, cây tam giác mạch có thể làm rau ăn, mặc dù có vị hơi ngái. Ngoài vẻ đẹp của hoa, hạt của cây tam giác mạch còn được xay nhỏ để làm bánh ăn rất ngon và là món quà quý để tặng người thân của bà con nơi đây. Bên cạnh đó, hạt của tam giác mạch khi xay và đồ chín sẽ được phối trộn với hạt ngô xay để làm rượu, đây là một loại rượu đặc sản chỉ có ở vùng có cây Tam giác mạch. Cũng theo ông Dinh, loại rượu có bột Tam giác mạch sẽ có hương thơm rất đặc biệt với vị cay nồng, khi du khách đã thưởng thức một lần sẽ khó quên được. Ông Dinh bật mí, để làm được rượu Tam giác mạch thì không phải ai cũng làm được, phải là người có kinh nghiệm và được truyền lại, chủ yếu là tỷ lệ phối trộn giữa bột Tam giác mạch với bột ngô. Cũng chính vì vậy mà rượu tam giác mạch khá hiếm và trở thành đặc sản của vùng Cao nguyến đá.

Qua đó, khi du khách lên du lịch trên vùng Cao nguyên đá và ngắm hoa tam giác mạch đang vào mùa nở rộ cũng đã khám phá ra một phần bí mật của một loài hoa, mặc dù hoa tam giác mạch đã có từ nhiều đời nay và đã gắn bó cùng đồng bào các dân tộc nơi đây qua hàng thế kỷ.


Tin khác