Văn bản mới

Liên kết website

Thống kê truy cập

Du lịch

Khám phá Hang vua và Mộ Vương Chính Đức

13/06/2017 00:00 297 lượt xem

Du lịch trải nghiệm Hang vua và mộ Vương Chính Đức tại thôn Lầu Chá Tủng của xã Sà Phìn là điểm đến mới; vừa mang tính chất tâm linh vừa khám phá cái lạ trong những chuyến đi thăm Di tích Quốc gia nhà Vương

 Hang vua và Mộ Vương Chính Đức là hai khu di tích gắn liền với dinh thự nhà Vương và xuyên xuất quá trình từ những năm 1930 đến nay, đây là hai nơi được Vương Chính Đức chọn làm chỗ ẩn náu và chôn cất cho mình mà lâu nay chưa có ai để ý tới.

Về tiểu sử

Thứ nhất: Về hang Vua, Theo lời ông Vương Quỳnh Sèo, cháu đời thứ 6 của Vương Chính Đức; Sùng Sè Páo, con thứ 3 của ông Sùng Vàn Lừ, Chỉ huy trưởng quân sự của ông Vương Chính Đức; Đầu thế kỷ 20 vào khoảng những năm 1925 đến 1932  Ông Dương Chung Nhân và ông Giàng Pháy Sà, người huyện Mèo Vạc (ngày nay); do mâu thuẫn tranh quyền với họ Vương nên đã nổ lên làm thổ phỉ, cấu kết quân Pháp phản Việt Minh, âm mưu tiến đánh Đồng Văn nhằm lập đổ ông Vương Chính Đức và con là ông Vương Chí Sình (Thành); Năm Mậu Thìn 1928 quân lính Vương Chính Đức, trực gắc ở cổng thành xã Cán Tỷ của huyện Quản Bạ và bán chết lính Pháp khi quân Pháp kéo lên Đồng Văn vì vậy Pháp đã huy động máy bay trực thang lên truy sát ông Vương Chính Đức tại thôn Sà Phìn A;

Năm Canh Ngọ 1930 Vương Chính Đức di chuyển gia đình xuống một Hang ngay trước cổng dinh khoảng 800 mét để trốn máy bay Pháp, do địa hình khá chống chảy, dễ phát hiện, khó thủ nên đã cử ông Sùng Vản Lừ, tổng chỉ huy trưởng quân sự  đi khảo sát các Hang động trên toàn xã và phát hiện tại thôn Lầu Chá Tủng có Hang đáp ứng yêu cầu về lâu dài, vừa kín đấu vừa khó phát hiện.

Năm Tân Mùi 1931 Vương Chính Đức lệnh cho quân lính cùng gia đình di chuyển toàn bộ gia đình đến Hang tại thôn Lầu Chá Tủng đồng thời cho xây cửa hang bằng các khối đá kiên cố vững chắc, bên trong dễ thủ, bên ngoài khó phát hiện; Gia đình đã sống 5 năm đến năm Bính Tý 1936 quân Pháp rút ông cùng gia đình quay về dinh tiếp tục sinh sống.

                  

Thứ hai: Về Mộ Vương Chính Đức, Quá trình sống trên Hang ông cảm nhận được phong thủy đổi tài về lâu dài và địa hình khá thuận lợi do vậy năm Mậu Dần 1938 ông thuê thầy địa lý xem phong thủy tử vi từ Vân Nam - Trung Quốc về xem cho chính mình đồng thời chuẩn bị nơi chôn cất mình về sau, cuối cùng thầy cũng chọn điểm núi cao phía Tây của thôn Lầu Chá Tủng là nơi đánh dấu chôn cất cho ông sau này.

Chín năm sau, Tức năm Đinh Dậu 1947 ông Vương Chính Đức chết, theo di nguyện, gia đình đã chuyển thi thể ông đến địa điểm thầy phong thủy tử vi đã xem để chôn; Do một số tin đồn là thi thể ông có mang theo vàng bạc lúc chôn cấp; có tin lại cho ràng ông được chôn ở nơi thiên cao đại kị, âm khí quá nạn, hướng Mộ đề lên sinh vong cả làng của thôn Lầu Chá Tủng gà không gáy, nước không chảy, do vậy đến năm Mậu Tý 1948 ông Vương Chí Thành (Sình) lúc này là Đại biểu Quốc Hội nước Dân chủ cộng hòa khóa I, con trai cả của ông Vương Chính Đức đã mời thầy di rời mộ xuống chừng 30 mét, thuê thợ từ Tứ Xuyên - Trung Quốc về điêu khắc, đục đá và một số lính trốn trại của Tưởng Giới Thạch về khắc bia xây mộ cho Vương Chính Đức, trong quá trình xây mới hoàn thành mộ chính, còn 2 bia mộ phụ hai bên chưa kịp dựng thì Tưởng Giới Thạch cho quân đi bắt lính bỏ chạy chưa kịp dựng, hiện còn nguyên 2 bia phụ.   

Về địa lý và hướng đạt

1. Hang Vua: Hang vua ở phía Đông - Nam từ củng dinh nhà Vương đi qua trụ sở thôn Thành Ma Tủng theo hướng thôn Lầu Chá Tủng 900 mét đến thung lũng, Tỏ Há (tiếng địa phương) trên tọa độ

Kinh độ Đông 105o15;47"   Vĩ độ 23o14'42"

Cửa Hang quay 18o hướng Đông - Bắc nằm trên độ cao 1.440 mét so mặt nước biển, do Hang nằm ven sường chân núi nên khó phát hiện nếu không chú ý

2. Mộ Vương Chính Đức: Được xây bằng các khối đá lớn trên trục tọa độ. Kinh độ Đông 105o15'22"; Vĩ độ 23o14'23" nằm trên độ cao 1.650 mét so với mặt nước biển; Mộ được xây trên bệ lưng chừng núi hình ghế sa lông quay theo hướng Đông - Bắc 69o, hướng mộ rọi thẳng đồn lính thuộc thôn Sính Tủng Chứ B của xã Thài Phìn Tủng do Pháp xây dựng trước đó.

Về cấu trúc

1. Hang vua: Cửa Hang được thợ đục các khối đá hình vuông có đường kính khoảng từ 180 đến 300 cm, nặng khoảng 100 đến 300 kg / 1 tảng đá, xếp trùng lên nhau tạo thành bước tường kiên cố vững chắc bịp kín gần hết cửa Hang, chỉ để lại một cửa duy nhất đi vào Hang rộng 1,2 mét, cao 2 mét được đóng lại bằng 03 cột thanh sát dọc theo chiều thẳng đứng, lớp tường đá được xếp chừa lại 02 tầng cửa sổ được thiết kế dành riêng cho lính gắc, dễ thủ từ bên trong, khó phát hiện từ bên ngoài.

Đi qua cửa chừng 10 mét là bể nước dùng sinh hoạt của gia đình được xây bằng đất sét rộng 1,5 mét, dài 2,5 mét. Không gian bên trong Hang khá rộng và cao, đủ sức chứa chừng 150 người sinh sống.

2. Mộ Vương Chính Đức: Sung quanh mộ được dựng bằng các khối đá hình vuông và hình cung xếp thành 2 tầng; Mặt bia được đánh bóng và khắc các dòng chữ hán ghi tất cả công trạng và quá trình hoạt động của ông Vương Chính Đức; Lớp cửa mộ khắc hình người và thú vật, cây cối nổi, thể hiện tình yêu thiên nhiên; Phía trên cửa mộ khắc hình ông lão cưỡi phượng bay và trên cùng là đôi rồng bay lượn quanh quẩn viên ngọc chính ngọn bia mộ; Hai bên là khuynh tai hình xoán ốc và 02 tướng quân cưỡi ngựa vung đao thể hiện sự mạnh mẽ, uy nghiên của người anh hùng bảo vệ Mộ; Ngoài ra còn 2 bia phụ dựng 2 bên chưa kịp dựng thì quân tưởng truy quyết những người lính thợ trốn trại nên vẫn bỏ dở nằm đó.

Trước cửa mộ là cầu thang 3 bậc đi xuống sân lớn; Nền sân và các bậc thang được xếp bằng các khối đá lớn do thợ đục đá tạo ra, mặt sân vuông với diện tích 40 m2 , Hai bên trước sân là 2 cột trụ hình vuông bằng đá cao 10 mét, trên đầu cột trụ là hình đầu sư tử được đạt lên thể hiện uy nhiêm và linh thiên.

Về giá trị kinh tế

- Hang vua là sản phẩm của lao động cực nhọc và là công trình của những người lính, người thân gia đình ông Vương Chính Đức trong những năm đầu thế kỷ 20, thời kỳ cả nước ra sức chống Pháp, đổi Nhật và quân Tưởng Giới Thạc, tiễu thổ phỉ; Hang vua là nơi cất giấu, bảo vệ tính mạng, tài sản của cải của Vương Chính Đức xuất 5 năm chạy trốn lên đến hàng trăm nghìn đồng Bạc đông dương.

- Mộ Vương Chính Đức thuê thợ là những người lính của Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) trốn trại sang Việt Nam, đục đá bằng thổ công qua một thời gian dài để tạo ra từng phần của bia mộ, đánh bóng sáng, chuẩn sắc tinh tế đến từng chi tiết mà không cần đến máy móc, tính công lao cho thợ và tác phẩm sau khi hoàn thành có giá trị lên đến hàng nghìn đồng Bạc đồng dương.

Về văn hóa

Hang vua là nơi ít người biết đến và là nơi dành cho những ai muốn khám phá, tìm hiểu và tận hưởng chuyến đi tham quan, du lịch; Di tích Hang vua gắn liền với gia đình Vương Chính Đức cho đến nay còn nguyên vẹn diện mạo của Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi đây còn có hóa thạch của các loài run, sò, ốc biển của hàng nghìn năm về trước, có các mỏ đá nhu cao tạo nên rừng đá hùng vĩ cho các thước ảnh của du khách và người dân địa phương.

Mộ Vương Chính Đức được xây dựng dựa trên nền văn hóa cổ Trung Hoa do các lính thợ Trung Quốc được thuê để làm và hoàn thành sau một năm chôn cất ông Vương Chính Đức, toàn bộ khu mộ nằm trên cao, nơi linh thiên nên hàng năm con cháu và người dân điều lên thắp hương cầu phúc, đây cũng là nơi tâm linh cho du khách mỗi khi lên tham quan Di tích Quốc gia nhà Vương.

* Tóm lại: Từ cổng Di tích nhà Vương ta có thể lựa chọn 02 hướng để đi tham quan, khám phá Hang vua và Mộ Vương Chính Đức theo 2 con đường

Một là: Từ cổng dinh nhà Vương đi theo hướng Tây - Nam đường nhựa đến trụ sử thôn Lỳ Chá Tủng dễ trái ven theo đường dân sinh (bê tông 3 mét) chừng 700 mét đến đường dễ lên Mộ Vương Chính Đức, ở đây có thể ngắm cảnh xa sam với một biển các ngọn núi lớp lớp lần lược mờ xa dần, không cảnh hùng vĩ thoát mát, tận hưởng các luồng gió tươi mang đến cảm giá mát mẻ, trẻ trung đầy hào hứng của một chuyến đi.

Từ nơi dễ lên Mộ Vương Chính Đức tiếp tục đi xuống thôn Lầu Chá Tủng chừng 800 mét đến điểm trường Mầm Non, từ điểm trường đi sang thung lũng Tỏ Há (tiếng địa phương) khoảng 900 mét là tới Hang vua, nếu đi bộ thì từ Hang vua xuống trụ sở thôn Thành Ma Tủng mất 15 đến 20 phút với đi bộ, khoảng 900 mét hoàn thành một chuyến đi quay về di tích nhà Vương vớ tổng thời gian đi xe khoảng 15 đến 30 phút và đi bộ khoảng 40 đến 80 phút tùy người đi.

Hai là: Đi theo đường ngược lại.............


Tin khác